Vai trò của Tỏi với đời sống con người

15:24 31/10/2014
Các nhà khoa học cho rằng tỏi có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều bệnh nan y khó chữa như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ phòng và điều trị cúm.

​1. Tỏi - gia vị thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày

Tỏi là một gia vị đã được con người sử dụng từ thời thượng cổ. Người ta đã tìm thấy các bằng chứng về việc con người sử dụng tỏi trong các khảo cổ học hay trong các thư văn với niên đại nhiều nghìn năm trước đây. Sự hiện diện của tỏi trong các lăng mộ Pharaon ở Ai cập cho đến các ngôi mộ cổ tại Trung quốc là một minh chứng về việc sử dụng rộng rãi gia vị này.

Ngày nay tỏi vẫn là gia vị quen thuộc của mọi gia đình trên toàn thế giới với mức tiêu thụ mỗi năm lên đến hàng trăm nghìn tấn. Với mùi vị rất đặc trưng quen thuộc, tỏi có mặt trong hầu hết các món ăn do con người chế biến. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ trở lại đây dưới ánh sáng của khoa học, tỏi đã chính thức được coi là một dược liệu rất quý cho sức khoẻ của con người.

tỏi đen, toi den, tỏi kim cương, toi kim cuong, tỏi đen nhật bản, toi den nhat ban, công dụng tỏi đen, cong dung toi den

2. Con người biết sử dụng tỏi để chữa bệnh từ bao giờ?

Người xưa đặc biệt sùng bái tỏi, họ coi tỏi là một “bùa chú” giúp trừ tà ma, phong độc. Văn hoá này vẫn duy trì cho đến bây giờ. Các gia đình vẫn treo những xâu tỏi trước cửa nhà để trừ tà. Những phụ nữ mang thai được đeo những túi bùa làm từ những tép tỏi trước ngực để tránh sinh quái thai. Những trận dịch cúm gây chết người hàng loạt trước đây cũng được các thầy tu “làm phép” trừ tà bằng nước tỏi phun khắp nơi…Thực ra việc sùng bái này hiện nay đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học chắc chắn (sẽ trình bày ở phần sau), còn trước đây người dân sùng bái tỏi bởi những kinh nghiệm thực tế mà tỏi mang lại cho họ. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates coi tỏi là một thứ thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm nhiễm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể. Galen, một trong những danh y thời xưa thì ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị bá bệnh. Theo Y sĩ Dioscorides thời La Mã, tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm nhuận tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc.

tỏi đen, toi den, tỏi kim cương, toi kim cuong, tỏi đen nhật bản, toi den nhat ban, công dụng tỏi đen, cong dung toi den

Trong các tài liệu cổ trước đây ghi lại, Tỏi (Allium sativum) đã được sử dụng để chữa bệnh từ 5.000 - 6.000 năm về trước tại Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, La Mã…

+ Trong mộ cổ Ai Cập 6.000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp cùng với bộ xương. Sách Y học Ai Cập trên 3.000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược. Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động.

+ Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tỏi được ghi nhận với tác dụng như làm một vị thuốc bổ, giúp ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe, chữa cảm cúm, các bệnh về da, bệnh về khớp, bệnh trĩ…Người Ấn Độ còn treo các bóng đèn tỏi trên cửa nhà để ngăn cản sự lây lan của căn bệnh đậu mùa. Trong các sách tiếng Phạn cũng đã ghi chép về các tác dụng khác của tỏi như tẩy giun sán, kháng khuẩn và để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên tầng lớp quý tộc lại không sử dụng tỏi trong các món ăn vì cho rằng mùi tỏi là thứ mùi vị thấp kém. Các nhà sư, thiếu niên hay góa phụ bị cấm ăn tỏi vì người ta tin rằng tỏi là một chất có tác dụng kích dục. Thế nhưng ngày nay ở Ấn Độ, cùng với gừng và hành tây, tỏi đã làm lên bộ ba gia vị nổi tiếng của đất nước này.

+ Theo học thuyết âm dương của Trung Quốc tỏi được xếp vào nhóm dược liệu có tính dương do có vị cay tính ấm và có tác dụng kích thích cơ thể và được dùng để chữa bệnh trầm cảm.

+ Đông Y Việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.

+ Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille (một thành phố cảng của nước Pháp): trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà người bệnh để trộm nhưng không hề bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không bị lây bệnh. Bốn đạo trích đã khai rằng trong suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.

3. Nghiên cứu khoa học về tác dụng của tỏi

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm sử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều tác dụng dược lý quan trọng được dùng để trị bệnh. Các tác dụng này đã được nghiên cứu rất công phu và công bố rộng khắp trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Các nhà khoa học cho rằng tỏi có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều bệnh nan y khó chữa như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ phòng và điều trị cúm.

Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ là Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra thành phần hoạt chất chính nằm sâu trong các tép tỏi đặt tên là Alliin (đặt theo tên khoa học của tỏi là Allisa). Đây là một chất sulfur (có gắn lưu huỳnh trong phân tử). Tuy vậy chất này lại không có tác dụng sinh học và không tạo ra mùi vị đặc trưng của tỏi. Những nghiên cứu về sau mới phát hiện ra rằng chất này khi tiếp xúc với không khí và dưới tác động của men Allinase(cũng nằm trong tỏi) thì sẽ chuyển thành Allicin. Chất này tạo nên mùi vị đặc trưng và là chất có hoạt tính sinh học mạnh nhất của tỏi.

Ngoài allicin, tỏi còn chứa hơn 33 hợp chất sulfur hữu cơ khác như ajoene, allylpropyl disulfide, diallyl trisulfide, S-allylcysteine, vinyldithiine, S-allylmercaptocystein…Cùng với Allicin, các hợp chất sulfur này tạo nên mùi vị cay nồng đặc trưng của tỏi. Các chất này được cất giữ trong các túi dầu nằm sâu trong tép tỏi. Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong tỏi nhiều vitamin, khoáng chất (đặc biệt là Selen), các loại đường, acid amin… Các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ hầu hết các tác dụng sinh học quý giá của tỏi đều do các chất sulfur tạo nên. Tuy nhiên, Allicin và các hợp chất sulfur trong tỏi là các chất dễ bay hơi và rất không bền, sẽ nhanh chóng bị oxy hoá và chuyển thành các dạng chất khác không có hoạt tính.

Chú ý: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

banner1