Các cách điều trị mỡ máu cao hiệu quả

09:31 15/03/2016
Mỡ máu cao là chứng bệnh “thầm lặng” nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đột quỵ tử vong. Do đó, việc nắm rõ các cách điều trị mỡ máu cao hiệu quả là điều cần thiết khi bạn hoặc người thân của bạn đang bị chứng bệnh này.

Vậy, có những cách điều trị mỡ máu cao nào đang được áp dụng hiện nay? Nhóm chuyên gia Tỏi Kim Cương sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các cách điều trị mỡ máu theo Tây y phổ biến hiện nay

Để xác định tình trạng mỡ máu trong cơ thể, bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm chỉ số cholesterol (thành phần quan trọng nhất trong mỡ máu) gồm chỉ số cholesterol toàn phần, chỉ số  HDL - cholesterol (thường gọi là chỉ số mỡ tốt), chỉ số LDL - cholesterol (thường gọi là chỉ số mỡ xấu) và chỉ số triglyceride (một dạng chất béo khác, một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật).

Bệnh nhân mỡ máu cao có thể sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu tham gia vào thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình sản xuất cholesterol hay triglyceride, đưa các chỉ số này về ngưỡng an toàn.[1]

Hiện nay, các bác sĩ sử dụng 3 nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao phố biến như sau:

  • Nhóm thuốc Statin

Đây là nhóm thuốc chữa mỡ máu cao thông dụng nhất. Statin ức chế quá trình sản xuất tiền chất HMG-CoA, từ đó ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào, giảm chỉ số cholesterol toàn phần. Statin có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm giảm tới 60% LDL và giảm triglyceride tới 37%. [1]

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm tình trạng xơ vữa động mạch, chống viêm, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

  • Nhóm thuốc Fibrat

Fibrat có thể giúp giảm 31% chỉ số triglyceride. Đồng thời cũng cho hiệu quả trong giảm chỉ số LDL và tăng HDL 6% có ý nghĩa thống kê.[5]

  • Nhóm thuốc Niacin

Niacin là vitamin PP - một loại vitamin nhóm B tan trong nước, giúp ức chế sản xuất lipoprotein tại gan, chuyển hóa thành chất xúc tác quá trình phân giải lipid, dùng cho bệnh nhân mỡ máu không dung nạp statin hoặc bệnh nhân mỡ máu bị tiểu đường. [6] 

Sau một thời gian hấp thu và đào thải các loại thuốc điều trị mỡ máu cao, bệnh nhân có thể gặp phải một hoặc nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng.

  • Tác dụng phụ với gan: Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ có thể làm rối loạn chức năng gan, làm tăng men gan, hoại tử tế bào gan. Nhóm thuốc fibrat làm tăng nguy cơ sỏi mật. Khi có các dấu hiệu như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, đau bụng, vàng da… bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Bởi vậy, bệnh nhân bị viêm gan cấp hoặc mãn tính, men gan cao không thể sử dụng thuốc hạ mỡ máu.
  • Tác dụng phụ với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, đi ngoài, buồn nôn, chán ăn…
  • Tác dụng phụ với hệ thần kinh: Dùng thuốc hạ mỡ máu có thể gây đau đầu, mất ngủ.
  • Tác dụng phụ với da, cơ, xươngThuốc hạ mỡ máu có thể gây mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay, gây đau cơ, yếu cơ, đau nhức xương khớp…[8]

Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân trên 80 tuổi, phụ nữ, người có khung cơ thể nhỏ, người mắc các bệnh mãn tính, người uống nhiều bia rượu, người dùng kết hợp nhiều loại thuốc hạ mỡ máu sẽ có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ cao. Không phải bất cứ bệnh nhân nào dùng thuốc cũng gặp phải các tác dụng phụ. [8]

Với bệnh nhân chỉ bị máu nhiễm mỡ nhẹ, không mắc các bệnh mãn tính, chỉ nên sử dụng thuốc điều trị mỡ máu khi đã thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập mà chỉ số mỡ máu vẫn không giảm. [9]

2. Phương pháp điều trị mỡ máu theo Đông y

Mỡ máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điều trị bằng Tây y chỉ là biện pháp “trị ngọn” chứ chưa phải “trị gốc” của bệnh. Điều trị bằng Đông y, thay đổi từ nguồn thực phẩm bệnh nhân nạp vào được xem là cách thức điều trị bệnh an toàn và bền vững hơn. Dưới đây là các phương pháp điều trị mỡ máu theo Đông y được nhiều người áp dụng hiện nay.

  • Trị mỡ máu bằng bí đỏ 

Bí đỏ có hàm lượng cao Beta-caroten và giàu chất xơ giúp khóa hoạt tính của cholesterol và đào thải nó qua phân. [7]

Cách dùng bí đỏ giúp giảm mỡ máu:

- Chọn bí đỏ to tròn (không chọn bí hồ lô)

- Lấy 100g bí đỏ (chưa nấu chín) xay với nước sôi để nguội.

- Thêm đường hoặc muối tùy khẩu vị, uống vào buổi sáng, trước ăn 20 phút. 

Lưu ý 

Chỉ nên uống sinh tố bí đỏ từ 30 - 45 ngày, không nên uống trong thời gian dài.
Thời gian đầu khi mới uống, nhiều người chưa quen có thể bị đi ngoài. Nên giảm lượng bí xuống rồi tăng dần cho cơ thể thích ứng từ từ.

  • Trị mỡ máu bằng lá sen

Bệnh nhân mỡ máu cao không nên tin tưởng và kỳ vọng quá nhiều vào những lời quảng cáo “có cánh”: “Lá sen có tác dụng giảm cholesterol nhanh và hiệu quả”, xuất hiện ở các bài viết rao bán lá sen rộng rãi trên mạng xã hội gần đây. 

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam: “Đã có một số nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ cholesterol, lipid máu của lá sen. Tuy nhiên, tác dụng này không cao, nếu không muốn nói là yếu. Bởi vậy, trong các bài thuốc Đông y dùng để điều trị mỡ máu cao, lá sen cũng chỉ là một thành phần phụ dùng kết hợp với nhiều loại thảo dược khác (như sơn tra, bạch linh, ý dĩ, hạ khô thảo, ngũ gia bì…)”  - (Theo Lá sen có giảm mỡ máu như đồn đại? - Sức khỏe gia đình)

Bác sĩ cũng lưu ý thêm, lá sen cũng có tác dụng phụ, nếu tùy tiện sử dụng quá liều có thể gây tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng, nôn nao, hoảng hốt, đổ mồ hôi, rối loạn nhịp tim, huyết áp...

  • Trị mỡ máu cao bằng lá trà

Nhằm làm rõ mối liên hệ giữa việc sử dụng lá trà xanh và giảm mỡ máu, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã tổng hợp kết quả của 14 thử nghiệm trước đó và cho ra kết quả:

Thử nghiệm kết thúc, những người uống trà xanh có mức cholesterol toàn phần thấp hơn 7,2 mg/dL, LDL giảm 2,2 mg/dL so với nhóm không sử dụng trà xanh. Mức giảm này chưa đến 2%. HDL không có sự khác biệt. [4]

Theo các chuyên gia, trà xanh tính lạnh, ngọt đắng, không độc hại có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chứa nhiều dược chất có tác dụng phòng chống xơ cứng động mạch, thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo, loại bỏ mỡ thừa tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định, hiệu quả giảm cholesterol do trà xanh mang lại là khá nhỏ. [4]

Bệnh nhân cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều trà xanh, không nên uống khi đói, có thể gây xót ruột, một số người không hợp có thể bị đau bụng, mất ngủ sau khi uống trà xanh.

  • Trị máu nhiễm mỡ bằng tỏi

Tỏi có tác dụng giảm chỉ số triglyceride và cholesterol trong máu hiệu quả tương tự như khi dùng thuốc nhóm tribrat. Các chuyên gia thuộc đại học Đại học Western Ontario, Canada thực hiện nghiên cứu về tác dụng của các loại thực phẩm trong bữa ăn tới chỉ số lipid máu đã đưa ra kết luận, tỏi làm chậm quá trình chuyển hóa chất béo trong gan, đồng thời có hiệu quả loại bỏ mỡ khỏi thành động mạch. Tỏi làm tăng chỉ số HDL, giảm chỉ số LDL và chỉ số cholesterol toàn phần. [2]

​​​​​​

Bệnh nhân có thể sử dụng tỏi, bóc vỏ, ngâm với chanh, uống trước khi ngủ hoặc bóc từ 2-4 tép tỏi ăn vào trước bữa sáng 20-30 phút.

Tuy nhiên, do tỏi có đặc tính cay nóng, có thể gây kích ứng ruột, dạ dày, nhiều người không thể ăn tỏi do mùi hăng đặc trưng và mùi hôi để lại sau ăn.

3. Tỏi đen - “Siêu tỏi” giúp điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả

Quá trình lên men theo phản ứng Maillard không chỉ giúp Tỏi đen loại bỏ đặc tính cay nóng, mùi hăng nồng của tỏi mà còn giúp gia tăng hàm lượng các vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa Polyphenol và SAC lên gấp nhiều lần.

Bởi vậy, các bác sĩ tim mạch thường khuyến cáo bệnh nhân mỡ máu cao nên dùng bổ sung 1-3 củ tỏi đen vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, phòng ngừa biến chứng.

Nghiên cứu chứng minh tác dụng của tỏi đen với quá trình chuyển hóa mỡ được các nhà khoa học của Hàn Quốc thực hiện, cho thấy các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL giảm đáng kể, chỉ số HDL cũng tăng đáng kể ở nhóm chuột có sử dụng chiết xuất tỏi đen. Hoạt động đào thải lipid qua phân ở nhóm chuột có sử dụng chiết xuất tỏi đen tăng hơn hẳn so với nhóm đối chiếu.

Xem thêm: Nghiên cứu về tác dụng giảm mỡ máu của tỏi đen

Không chỉ cho hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, tỏi đen còn cung cấp nhiều vitamin, acid amin thiết yếu cho cơ thể, phòng chống hơn 80 bệnh lý do gốc tự do gây ra, giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ gan, tim mạch, hạn chế lão hóa. 

Bổ sung tỏi đen vào thực đơn hàng ngày chính là giải pháp hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ sức khỏe bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

Để nhận được tư vấn miễn phí về công dụng và cách sử dụng Tỏi đen từ nhóm chuyên gia Tỏi Kim Cương, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 19001756.

---
Tham khảo
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1986656/
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28133369
[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4317477/
[4] https://www.reuters.com/article/us-green-tea-cholesterol-idUSTRE7655YM20110706
[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4781903/
[6] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4523006/
[7] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1512626
[8] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/statin-side-effects/art-20046013
[9] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/diagnosis-treatment/drc-20350806

Chú ý: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguyễn Việt Hưng

Trình độ chuyên môn: Đại học dược Hà Nội (2008 – 2013) Hơn 6 năm kinh nghiệm thực tế hoạt động nghiên cứu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại các công ty dược có nhiều sản phẩm uy tin với người tiêu dùng tại Việt Nam

6 lưu ý khi mua Tỏi đen bạn nhất định phải nhớ

6 lưu ý khi mua Tỏi đen bạn nhất định phải nhớ

Với khả năng vượt trội trong chăm sóc sức khỏe: bổ sung dưỡng chất, tăng sức đề kháng,...

5 cách sử dụng tỏi đen hiệu quả cao cho sức khỏe

5 cách sử dụng tỏi đen hiệu quả cao cho sức khỏe

Tỏi đen là thực phẩm vô cùng hữu ích, rất tốt cho sức khỏe cả gia đình. Tuy...

banner1